Tuesday, January 3, 2012

Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình dự hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2012


Ngày 3/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân tối cao tổ chức hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2012.
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính TrịChủ Tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an; Viện trưởng VKSND tối caoNguyễn Hòa Bình. Ông Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, chủ trì hội nghị.
truong tan sang toa an Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình dự hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2012
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các đại biểu dự hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của ngành Tòa án Nhân dân trong năm 2011, đồng thời lưu ý ngành cần nhìn lại những khuyết điểm, thiếu sót và hạn chế của ngành trong thời gian qua.
Tán thành một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành tòa án trong năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, ngành tòa án cần tập trung nâng cao chất lượng xét xử, phấn đấu không để xảy ra các vụ xử oan, sai nghiêm trọng và bỏ sót tội phạm, khắc phục bằng được việc để các vụ án quá hạn quy định, hạn chế thấp nhất các bản án, quyết định của tòa phải hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán. Cần làm tốt công tác xây dựng ngành tòa án, cải tiến tiền lương và chính sách đãi ngộ; tập trung xây dựng đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức ngành tòa án đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, dũng cảm, dám đấu tranh vì công lý và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; có kế hoạch đào tạo một số cán bộ trở thành những chuyên gia pháp luật có đủ năng lực tham gia vào các định chế tài phán khu vực và quốc tế nhằm bảo vệ thật tốt chủ quyền và lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành tòa án tổ chức thực hiện tốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng của cán bộ công chức trong ngành. Đặc biệt, cần quan tâm công tác xây dựng Đảng, nhất là quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc và có kết quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, trong năm 2011, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành và sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công chức trong toàn ngành Tòa án Nhân dân nên các nhiệm vụ trọng tâm của ngành nhìn chung đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Toàn ngành đã giải quyết được 299.309 vụ án các loại trong tổng số 326.268 vụ án đã thụ lý (đạt 92%); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán giảm 3,6%. Việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa được triển khai thực hiện sâu rộng trong tất cả các phiên tòa xét xử các loại vụ án theo đúng tinh thần cải cách tư pháp và trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, do đó, chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án tiếp tục được nâng lên.
Trong năm 2012, ngành Tòa án Nhân dân đặt trọng tâm vào các nhiệm vụ: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, gắn việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp; triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự và tăng cường đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại tòa án để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử, giải quyết dứt điểm các vụ án lớn, trọng điểm…; làm tốt việc tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, thẩm phán và hội thẩm tòa án các cấp.
Nhân hội nghị, Tòa án Nhân dân tối cao đã tổ chức đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước truy tặng ông Lê Giản, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Huân chương Độc lập hạng Nhất truy tặng bà Lê Thị Phương Hằng, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng các phần thưởng cao quý cho đại diện hai gia đình.
Dịp này, Tòa án Nhân dân Tối cao và Văn phòng Chủ tịch nước cũng đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)

Ông Nguyễn Hòa Bình chúc mừng đồng chí Trần Phước Tới được thăng quân hàm Trung tướng QĐND Việt Nam


Ngày 21/12/2011, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Hoàng Nghĩa Mai, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn đã gặp gỡ, chúc mừng đồng chí Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được Nhà nước thăng quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Thủ trưởng các đơn trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng tham dự buổi gặp mặt.
DC TOI Ông Nguyễn Hòa Bình chúc mừng đồng chí Trần Phước Tới được thăng quân hàm Trung tướng QĐND Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao và các đồng chí Phó Viện trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao chúc mừng đồng chí Trần Phước Tới được thăng quân hàm cấp Trung tướng
Thay mặt tập thể Lãnh đạo Viện và cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhiệt liệt chúc mừng đồng chí Trần Phước Tới được thăng quân hàm Trung tướng. Đồng chí Viện trưởng khẳng định, việc thăng quân hàm Trung tướng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân tới lực lượng Kiểm sát quân sự nói riêng và ngành Kiểm sát nhân dân nói chung, đồng thời ghi nhận sự cống hiến của đồng chí Trần Phước Tới trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Với vinh dự, tự hào trên, tin tưởng đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Kiểm sát nhân dân và lực lượng Kiểm sát quân sự; nỗ lực phấn đấu, góp phần tích cực cùng toàn Ngành hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Nhân dịp kỷ niệm 67 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2011), đồng chí Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình gửi lời chúc mừng, thăm hỏi ân cần  đến toàn thể cán bộ, kiểm sát viên, chiến sỹ của Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Trường Thanh (Theo VKSTC)

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình tiếp Phó Thủ tướng Lào,Asang Laoly


Hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác tương trợ tư pháp, đấu tranh có hiệu quả phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia.
Chiều 8/12, tại thủ đô Vientiane, Phó Thủ tướng Lào, ông Asang Laoly tiếp thân mật đoàn cấp cao Viện kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) Việt Nam do ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC dẫn đầu.
Viet Nam Lao Đồng chí Nguyễn Hòa Bình tiếp Phó Thủ tướng Lào,Asang Laoly
Phó Thủ tướng Lào Asang Laoly tiếp đoàn cấp cao Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào theo lời mời của ông Khamsan Suvong, Viện trưởng VKSNDTC Lào, đoàn đại biểu cấp cao VKSNDTC nước ta đã đến chào Phó Thủ tướng Lào Asang Laoly.
Ông Nguyễn Hòa Bình thay mặt đoàn cấp cao VKSNDTC thông báo với Phó Thủ tướng Lào AAsang Laoly kết quả hội đàm giữa VKSNDTC hai nước và đã đạt được những thỏa thuận, chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Hai bên đã cùng nhau kiểm điểm lại kết quả họat động của ngành Kiểm sát trong thời gian qua, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tăng cường hợp tác tương trợ tư pháp, đấu tranh có hiệu quả phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; đặc biệt là tội phạm về ma túy và tội phạm buôn bán người.
Tiếp tục tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia, xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ công tác kiểm sát; Phối hợp tích cực triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam- Lào năm 2012 và các ngày kỷ niệm lớn của hai nước.
Phó Thủ tướng Lào Asang Laoly đánh giá cao chuyến thăm của đoàn cấp cao VKSNDTC Việt Nam đã góp phần tăng cường vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam –Lào; Phó Thủ tướng Lào cho rằng, Chính phủ Lào sẽ làm hết sức mình, tạo điều kiện tốt nhất cho VKSNDTC hai nước thực hiện có hiệu quả các chương trình nội dung hợp tác đã đề ra.
Cùng ngày, đoàn cấp cao VKSNDTC đã được bà Pany Yathoutu tiếp thân mật tại Văn phòng Quốc hội Lào./.
Quốc Khánh
(Từ Vientiane)

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình tham dự phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương


Vừa qua, Ban Chỉ đạo cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ 2, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chương trình cải cách tư pháp giai đoạn 2011- 2016. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.
tu phap Đồng chí Nguyễn Hòa Bình tham dự  phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện KSND tối cao phát biểu tại phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương
Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận các nội dung trọng tâm về định hướng phân công trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tư pháp; chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2011-2016; chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo năm 2012, thông qua quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; nghe công bố quyết định thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo và quyết định bổ nhiệm ủy viên chuyên trách. Về Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương cho rằng Quy chế cần quy định chung về Ban Chỉ đạo và đề cao trách nhiệm của từng thành viên.
Phát biểu tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhấn mạnh, chương trình của Ban Chỉ đạo cần bám sát lộ trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, đặc biệt phải bám sát lộ trình sửa đổi Hiến pháp 1992 vì mọi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp đều thể hiện trong Hiến pháp. Ban Chỉ đạo cần tập trung hoàn thiện Báo cáo sơ kết 05 năm Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các đề án để thực hiện Nghị quyết số 49 giao cho các ngành phải hoàn thành trước khi sửa đổi Hiến pháp. Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực để thực hiện cải cách tư pháp vì hiện nay, nguồn cán bộ cho ngành Kiểm sát nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung là rất thiếu. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị cần có Học viện Kiểm sát, Học viện Tòa án để đào tạo trình độ cử nhân, bổ sung đội ngũ cán bộ tư pháp theo mô hình đào tạo có địa chỉ.
Tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ giai đoạn 2011-2016 là giai đoạn khởi đầu thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2010-2020 và các văn kiện Đại hội XI của Đảng, khẳng định tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Bên cạnh kiện toàn tổ chức, cần bám sát nội dung Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung làm tốt các nhiệm vụ: Hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp; hoàn thiện chức năng và nhiệm vụ thẩm quyền tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp. Chủ tịch nước khẳng định cùng với khẩn trương xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động các cơ quan bổ trợ tư pháp, các cơ quan, ban, ngành tham gia cần tích cực xây dựng cơ chế chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Hoàng Long (Theo VKSTC)

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình làm việc với Viện khoa học kiểm sát


Ngày 28/11/2011, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc với Viện khoa học kiểm sát (Vụ 8). Cùng dự có đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng; Lãnh đạo và Kiểm sát viên, Trưởng, Phó phòng trực thuộc Viện khoa học kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự buổi làm việc.
V8 Đồng chí Nguyễn Hòa Bình làm việc với Viện khoa học kiểm sát
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nghe Viện khoa học kiểm sát (Vụ 8) báo cáo công tác
Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát báo cáo với Viện trưởng VKSND tối cao về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và kết quả công tác của đơn vị năm 2011. Trong năm Viện khoa học kiểm sát đã chủ trì soạn thảo, xây dựng 03 Dự án luật, pháp lệnh: Dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi); Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi). Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu giúp Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao,  Viện khoa học kiểm sát đã chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức nghiên cứu xây dựng các tài liệu phục vụ Ban soạn thảo Luật, Pháp lệnh trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp ngày 19/02/2011, phiên họp lần thứ 38 thông qua Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 02/2011/L-CTN ngày 04/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011; tham mưu trình Viện trưởng ký Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 15/02/2011 về việc triển khai thực hiện Luật tố tụng Hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 20/05/2011 về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Dưới sự chỉ đạo Lãnh đạo Viện, thời gian qua, Viện khoa học kiểm sát luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bảo đảm về nội dung, chất lượng và thời gian kịp thời giúp Lãnh đạo Viện chỉ đạo toàn Ngành thực hiện có hiệu quả chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Sau khi nghe Viện khoa học kiểm sát báo cáo công tác, đồng chí Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công chức Viện khoa học kiểm sát về thực hiện kế hoach công tác năm 2011. Đồng chí gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học kiểm sát, xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật trong thời gian tới, tham mưu cho Lãnh đạo Viện ban hành văn bản chỉ đạo ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012 là đẩy nhanh tiến độ xây dựng 02 dự án luật theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; phối hợp với các đơn vị và cơ quan hữu quan tiếp tục xây dựng và hoàn thiện 08 Thông tư liên tịch do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì theo kế hoạch. Đồng chí Viện trưởng tin tưởng Viện khoa học kiểm sát phát huy truyền thống của đơn vị, kết quả công tác đạt được năm 2011, phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch công tác năm 2012 và những năm tiếp theo, góp phần tích cực cùng toàn Ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước và nhân dân giao phó.
Quốc Hưng (Theo VKSTC)

Ông Nguyễn Hòa Bình dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên


Sáng 27/11, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức trong thể Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ, 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.
nguyen hoa binh Ông Nguyễn Hòa Bình dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới dự
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Công anTrần Đại Quang; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caoNguyễn Hòa Bình đến dự.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Văn Cường, trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, vùng đất Hưng Yên, vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng, có những đóng góp quan trọng với lịch sử hào hùng của dân tộc.
Hưng Yên là tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ XVI, XVII, Phố Hiến – Hưng Yên đã được xem là chốn phồn hoa đô hội nổi tiếng với câu ca truyền tụng “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập, gồm hai phủ: Khoái Châu và Tiên Hưng.
Hưng Yên cũng là vùng đất văn hiến, hiếu học và rất trọng nhân tài, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hóa lớn của đất nước. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào và lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi danh như Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lê Hữu Trác…
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, vùng đất Hưng Yên cũng tự hào là nơi sinh ra những nhà hoạt động chính trị, những chiến sĩ kiên trung như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương, Tô Hiệu…
Năm 1941, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên được thành lập. Trải qua 70 năm xây dựng, Đảng bộ Hưng Yên ngày càng trưởng thành vững mạnh và phát triển không ngừng.
Sau hơn 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập.
Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã phát huy thế mạnh, chủ động, sáng tạo, tiến hành công cuộc đổi mới với nhiều thành quả to lớn. Đến nay, Hưng Yên trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế phát triển nhanh, tăng trưởng trung bình 11,74%/năm. So với khi mới tái lập tỉnh (1997), giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 50 lần, thu ngân sách tăng 40 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 30 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 7 lần.
Năm 2011, thu ngân sách đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 9%, cả tỉnh đã quy hoạch 14 khu công nghiệp, thu hút hơn 900 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 110.000 lao động… Tỉnh phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Với những thành tích to lớn, Hưng Yên đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (năm 2005), Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch nước nêu rõ, là tỉnh có truyền thống cách mạng hào hùng, có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, có những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông đa dạng, thuận lợi nối liền với các địa phương khác trong khu vực, vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên cần nhận thức đầy đủ và phát huy lợi thế, chọn những khâu trọng tâm, đột phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với mục tiêu cơ bản là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Góp phần đổi mới tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với trọng tâm là tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
tts hung yen Ông Nguyễn Hòa Bình dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Yên phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, Huân chương Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng cần phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, Hưng Yên cần phát triển đồng bộ văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ và cải thiện môi trường, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh có năng lực và sức chiến đấu cao….
Chủ tịch nước tin tưởng tỉnh Hưng Yên sẽ vượt qua khó khăn, hoàn thành sớm, trước thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Ghi nhận những đóng góp trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh thời gian qua, nhân dịp này Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh Hưng Yên.
Lê Sơn

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình tham dự hội thảo cải cách Viện kiểm sát ở một số nước trên thế giới


Ngày 22/11/2011, tại Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Chương trình đối tác Tư pháp tổ chức Hội thảo cải cách Viện kiểm sát ở một số nước trên thế giới – Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Dự Hội thảo có Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tiến sĩ Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các chuyên gia trong và ngoài nước; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương; Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và một số Ban, Ngành có liên quan cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Lê Hữu Thể nhấn mạnh, công cuộc đổi mới của nước ta đã đặt ra yêu cầu tiếp tục phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu đó, Đảng ta đã xác định cải cách tư pháp là chủ trương mang tính chiến lược nhằm xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp là đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm xác định rõ mô hình, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, từng cấp tư pháp; bảo đảm tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp vận hành được trôi chảy, có hiệu quả và hiệu lực cao; trong đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là một nội dung quan trọng của tiến trình cải cách tư pháp…
HT2 Đồng chí Nguyễn Hòa Bình tham dự hội thảo cải cách Viện kiểm sát ở một số nước trên thế giới
Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND tối cao và các đại biểu dự Hội thảo
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định chủ trương Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án, nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố; tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
Tại Kết luận số 79 của Bộ Chính trị khẳng định, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như hiện nay. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định, Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với tổ chức của Tòa án, bảm đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.
Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao triển khai xây dựng đề án nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố nhằm luận giải, làm rõ các chủ trương của Đảng về cải cách Viện kiểm sát; xác định phương hướng và nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát thời gian tới, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát, Quốc hội cũng đã giao nhiệm vụ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu xây dựng Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xác định, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp.
Trong quá trình nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách đã hình thành hai nhóm quan điểm chính:
Loại quan điểm thứ nhất cho rằng, trong điều kiện cụ thể của nước ta, Viện kiểm sát cần tiếp tục thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị và Kết luận số 79 của Bộ Chính trị đã xác định; Viện kiểm sát các cấp cần xây dựng kế hoạch để thực hiện đồng bộ các biện pháp đổi mới về tổ chức bộ máy, về phương thức công tác kiểm sát và xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát theo tinh thần cải cách tư pháp để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo các yêu cầu đặt ra trong các Nghị quyết của Đảng.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần xem xét lại chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; trong tố tụng hình sự, việc điều tra, truy tố đều là hoạt động buộc tội. Vì vậy, thay cho việc kiểm sát điều tra Viện kiểm sát chỉ đạo điều tra để thực hiện chức năng buộc tội; trong xét xử, Viện kiểm sát vừa buộc tội vừa kiểm sát xét xử là chưa hợp lý, ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập trong xét xử của Tòa án. Do đó, cần chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, đồng thời thành lập Viện kiểm sát như một cơ quan giám sát chung của Quốc hội có vị trí độc lập tương đối.
Phó Viện trưởng Lê Hữu Thể khẳng định, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống lịch sử của Việt Nam; đồng thời phải tiếp cận những yêu cầu chung có giá trị phổ biến về chế định cơ quan công tố đã được hầu hết các nước thừa nhận: Như cơ quan Công tố là cơ quan duy nhất quyết định việc truy tố, cơ quan Công tố độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ công tố, không chịu bất cứ sự hướng dẫn hoặc can thiệp nào từ bên ngoài; đề cao trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra và gắn công tố với hoạt động điều tra. Do đó, tiếp thunhững yếu tố hợp lý của của các nước trên thế giới về chế định cơ quan Công tố và những truyền thống kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của cơ quan Công tố, Viện kiểm sát ở Việt Nam hơn 60 năm qua sẽ là cơ sở định hướng cho việc hoàn thiện mô hình Viện kiểm sát trong thời gian tới. Các Nghị quyết, Chỉ thị gần đây của Đảng đều khẳng định, chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng xây dựng một nền công tố mạnh có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra; đồng thời, khẳng định vị trí độc lập của Viện kiểm sát trong hệ thống Bộ máy nhà nước ta.
Phó Viện trưởng mong muốn, các chuyên gia trong và ngoài nước, các đại biểu dự Hội thảo, trên cơ sở những kinh nghiệm và hiểu biết đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề mà bản thân quan tâm.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia ngoài nước trình bày về cải cách Viện kiểm sát ở các nước: Nga, Hungari, Ucraina, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan và Cộng hòa Séc; các chuyên gia Việt Nam trình bày về đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát ở Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước trên.
Văn Công(THeo VKSTC)